Phòng tài chính - Kế toán
I) Tổ chức hoạt động phòng tài chính kế toán:
Phòng tài chính kế toán của TTYT huyện là Tổ nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về toàn bộ hoạt động tài chính của đơn vị đồng thời chịu sự kiểm tra chỉ đạo về chuyên môn của phòng KHTC Sở y tế.
1. Chức năng:
Tham mưu cho lãnh đạo TTYT trong việc quản lý tài chính, lập dự toán thu chi ngân sách và các nguồn thu trong đơn vị.
Quản lý các nguồn thu chi theo đúng chế độ, thực hiện công tác báo cáo, quyết toán, lưu trữ theo đúng quy định của Nhà nước.
Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của TTYT, thực hiện tốt Nghị Định 60/2021/ND-CP của Chính phủ, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động.
2. Nhiệm vụ:
a. Căn cứ vào chế độ chính sách hiện hành và kế hoạch công tác đơn vị, lập dự toán ngân sách, kế hoạch thu chi của đơn vị và tổ chức thực hiện khi kế hoạch được phê duyệt.
b. Theo định hướng hạch toán kinh tế trong công tác khám bệnh chữa bệnh, phòng chống dịch tổ chức và quản lý chặt chẽ nguồn thu sự nghiệp theo quy định.
c. Theo kế hoạch ngân sách và các nguồn thu khác, tổ chức xây dựng định mức chi tiêu cho từng hoạt động cụ thể của đơn vị.
d. Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị theo đúng quy định hiện hành. Thực hiện các nghiệp vụ kế toán lao động tiền lương, chế độ chính sách, vật tư tài sản, hoạt động sự nghiệp chính xác kịp thời. Tổ chức hướng dẫn kiểm tra, giám sát công tác kế toán và công tác tài chính thuộc phạm quy quản lý theo quy định.
e. Định kỳ thực hiện báo cáo quyết toán hằng quý, hàng năm; tổng kết tài sản, kiểm kê tài sản vào cuối tháng 12. Lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính. Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin chức năng theo yêu cầu
g. Tổ chức bảo quản lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng quy định.
h. Tổng hợp tình hình số liệu cụ thể, phân tích kết quả hoạt động về thu chi của đơn vị.
i. Theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc, vật tư y tế.
k. Theo dõi, quản lý tài sản và báo cáo theo quy định.
l. Quản lý, hạch toán kế toán đối với các nguồn tài chính khác: viện trợ, hỗ trợ, dự án.
m. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, thực hiện tốt Nghị Định 60-2021/ND-CP của Chính phủ, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động
n. Đảm bảo tài chính đúng, đủ và kịp thời cho các nhu cầu của đơn vị phù hợp với khả năng ngân sách của đơn vị trong từng thời kỳ. Thực hiện đảm bảo quản lý mọi nguồn tài được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả, đúng chế độ, chính sách và pháp luật nhà nước
Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do giám đốc giao.
3. Các hoạt động chuyên môn:
a. Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc tổ chức, chỉ đạo, thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, các thông tin về tài chính, kinh tế, hạch toán kế toán theo cơ chế quản lý mới.
b. Kiểm tra, đôn đốc, giám sát mọi hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị - Chấp hành các chính sách kinh tế tài chính, các chế độ tiêu chuẩn, chế độ thanh toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hợp đồng kinh tế, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản.
c. Kiểm tra theo pháp lệnh kế toán thống kê tài chính và điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước để báo cáo Ban Giám đốc và cơ quan tài chính cấp trên.
d. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư, tài sản công ở đơn vị. Kiểm tra tình hình chấp hành kỷ luật thu nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và các chế độ, chính sách tài chính cho Nhà nước.
e. Lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho, các phòng chức năng, các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính theo qui định và theo yêu cầu đột xuất.
g. Cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng dự toán, xây dựng các định mức chi tiêu.
7. Kiểm soát quản lý chặt chẽ các nguồn thu, đặc biệt là thu viện phí, tổ chức thu 24/24h (qua Phòng thu viện phí ), bảo đảm thu đúng, thu đủ viện phí. Kết quả nguồn thu viện phí ngày một tăng góp phần đáp ứng yêu cầu của hoạt động chuyên môn. sử dụng nguồn thu theo đúng chế độ chính sách hiện hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn và đạt hiệu quả cao. Tiền thu được nộp kịp thời trong ngày về thủ quỹ cất giữ theo quy định của cơ quan.
h. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát bảo đảm các khoản thu, chi đúng tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước trên cơ sở hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
i. Bước đầu tiến hành quản lý thu, chi theo từng khoa, phòng để tiến tới cân đối được thu chi, đáp ứng được ngân sách cho yêu cầu hoạt động chuyên môn, theo mục tiêu phục vụ bệnh nhân ngày càng tốt hơn.
k. Quản lý các nguồn vốn: Vốn ngân sách Nhà nước cấp, thu viện phí, viện trợ... phục vụ cho nhiệm vụ khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến theo đúng chế độ định mức qui định của Nhà nước, các nguồn thu được tập trung về phòng TCKT quản lý theo quy định.
l. Các khoản chi được lập kế hoạch, thực hiện đúng qui định Luật Ngân sách, chế độ kế toán hành chính sự nghiệp về chế độ đấu thầu và mua sắm tài sản cố định, hạch toán quyết toán đúng chế độ, thời gian qui định.
4. Hướng phát triển:
a. Tiếp tục phấn đấu thực hiện ngày một tốt hơn nhiệm vụ của kế toán sự nghiệp có thu, trong đó đặc biệt chú trọng đến:
+ Cải tiến qui trình quản lý thu viện phí tiến tới thực hiện quản lý qua mạng vi tính với phương châm:
* Thuận tiện, dễ dàng cho bệnh nhân.
* Thu đúng, thu đủ, chống thất thu để có đủ kinh phí phục vụ chuyên môn, đồng thời có nguồn miễn giảm cho các đối tượng nghèo, khó khăn..
- Viết phiếu thu khám bệnh, các dịch vụ hàng ngày. Thực hiện thu chi theo đúng chế độ, định mức tài chính, hợp lý và có hiệu quả.
- Hạch toán thu, chi theo khoa, phòng trong toàn đơn vị.
- Hạch toán kế toán chi phí phục vụ người bệnh.
- Áp dụng và triển khai hệ thống, thống kê chi phí đến tận khoa phòng, bằng hệ thống công nghệ thông tin.